Hiểu về hiện tượng đau nhói trong lòng bàn tay

Ngày đăng 02/12/2021 09:45

Tình trạng đau nhức lòng bàn tay không phải triệu chứng thường gặp nhưng cũng có thể xảy ra với bất kì đối tượng nào. Thông thường, mọi ngươi thường bỏ qua triệu chứng này và để cho cơn đau tự khỏi. Tuy nhiên nếu cơn đau là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần đi chữa trị kịp thời để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức lòng bàn tay, vì vậy để có thể điều trị và xác định bệnh đúng nhất, ta cần đến bệnh viện để được xác định chính xác nhất.

hieu-ve-hien-tuong-dau-nhoi-trong-long-ban-tay

Hiểu về hiện tượng đau nhói trong lòng bàn tay

Một trong những căn bệnh có biểu hiện đau nhức lòng bàn tay là căn bệnh viêm gân De Quervain. Căn bệnh này thường có cơn đau xuất hiện nhiều ở ngón tay cái. Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau bất chợt hoặc cơn đau từ nhẹ đến nặng dần, nhiều trường hợp cơn đau có thể lan đến ngón tay cái và thậm chí là cẳng tay. Người mắc căn bệnh này có thể cảm nhận đau nhất khi thực hiện nắm chặt bàn tay, cử động cổ tay hoặc cầm nắm vật nào đó. 

hieu-ve-hien-tuong-dau-nhoi-trong-long-ban-tay-1

Hội chứng ống cổ tay là một trong những căn bệnh thần kinh phổ biến ở bàn tay. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ở phần cổ tay, cánh tay và đau nhiều hơn ở lòng bàn tay và các ngón tay. Căn bệnh này có thể gây cản trở nhiều khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, cảm giác bàn tay yếu không có sức lực, tê nhức châm chích như có kiến bò trên bàn tay.

Một số trường hợp bị đau nhức ở lòng bàn tay cũng có thể là do gãy xương bàn tay. Người bị gãy xương bàn tay bên cạnh cảm giác đau nhức còn có thể thấy tay khó điều khiển, bị sưng phù và không thể thực hiện những động tác cầm nắm thường ngày. Với người bị gãy xương ta cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều chỉnh xương về vị trí ban đầu, nếu nghiêm trọng hơn người bệnh có thể sẽ cần phải phẫu thuật để cố định xương.

hieu-ve-hien-tuong-dau-nhoi-trong-long-ban-tay-2

Viêm khớp cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến đau nhức lòng bàn tay. Căn bệnh này sẽ khiến phần sụn giữa các khớp bị tổn thương, từ đó các hoạt động của bàn tay không thể thực hiện. Người bệnh có thể cảm nhận được đau nhức dần ngón cái, phần khớp xương giữa ngón tay và phần khớp gần móng tay. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện ở những người lớn tuổi có dấu hiệu lão hóa xương hoặc những người có bàn tay bị chấn thương do va đập.

Để điều trị giảm đau nhức tại nhà, người bệnh có thể áp dụng phương pháp massae bàn tay tại nhà. Phương pháp này dựa trên những chuyển động xoa bóp của bàn tay lên cơ thể với mục đích giảm đau nhức xương khớp, giúp máu lưu thông đến các cơ quan tốt hơn. Những động tác massage thường rất đơn giản nên người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.

hieu-ve-hien-tuong-dau-nhoi-trong-long-ban-tay-3

Đầu tiên, ta có thể thực hiện xoa bóp hai bàn tay. Dùng tay trái nắm nhẹ lấy bàn tay phải, thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng, sau đó di chuyển đến các ngón tay và kéo đến khi khớp ngón tay phát ra tiếng kêu. Thực hiện tương tự với hai bàn tay.

Tiếp theo ta thực hiện bấm huyệt Bát tà. Huyệt này nằm ở vị trí lõm lại giữa các ngón tay. Thực hiện bấm ở mỗi vị trí 30 giây.

hieu-ve-hien-tuong-dau-nhoi-trong-long-ban-tay-4

Sau đó, ta thực hiện bấm huyệt Hợp cốc. Để xác định vị trí huyệt, ta mở rộng bàn tay, vị trí lõm lại giữa xương ngón tay trỏ và xương ngón tay cái là vị trí huyệt. Thực hiện bấm huyệt trong 1 phút với lực vừa phải.

Để hỗ trợ massage các bạn cũng có thể sử dụng máy masssage cầm tay để hỗ trợ xoa bóp đơn giản, hiệu quả !