Đi bộ đúng cách là như thế nào?
Đi bộ là môn thể thao đơn giản, dễ tập, mang lại lợi ích sức khỏe rất lớn cho người tập và được coi là bài tập thể dục phổ biến được hầu hết mọi người biết đến. Nhưng ít ai biết được các quy tắc làm sao để đi bộ đúng cách mà bộ môn điền kinh đã đặt ra. Hãy cùng Đại Việt Sport tìm hiểu sâu hơn nhé.
1. Khái niệm về đi bộ
Ai cũng biết đi bộ là cách di chuyển cơ bản của con người bằng các bước chân. Dùng sức mạnh cơ bắp của chân thông qua các động tác đạp xuống mặt đất là động lực để đưa cơ thể di chuyển về trước. Khi đi bộ hầu hết cơ bắp trong cơ thể đều tham gia làm việc, cơ thể đòi hỏi nhiều oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động, trước hết là cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, phải tăng cường làm việc trao đổi chất tăng khi đó làm cho con người khoẻ mạnh hơn.Đi bộ đúng cách là như thế nào?
- Đi bộ là hoạt động vận động có chu kỳ: lặp đi lặp lại cùng một chuyển động các bộ phận khác nhau của cơ thể theo một trình tự nhất định.
- Đi bộ phải có điểm chống tựa.(Hoạt động luân phiên liên tục bằng cách chống tựa trên một chân và hai chân, rồi lại chống tựa trên một chân và chống tựa trên cả hai chân)
- Khi di chuyển thì tay và chân là hoạt động chéo nhau ( chân nọ tay kia).
- Phần hông được chuyển động quanh 3trục: trước sau, trái phải và trên dưới.
2. Đi bộ đúng cách sẽ ảnh hưởng gì đến các bộ phận trên cơ thể
Chân- Mỗi chân trong một chu kỳ đi bộ có hai thời kỳ: Chống tựa- đưa chân. Thời điểm chống tựa chân hoạt động qua 2 giai đoạn: Chống trước và giai đoạn đạp sau. Thời kỳ đưa chân cũng có hai giai đoạn: Giai đoạn rút chân sau và đưa chânvề trước.
- Trong quá trình khi chống trước thì gối phải luôn luôn thẳng và đặt chân bằng nửa ngoài của gót bàn chân sau đó chuyển sang cả bàn chân
- Khi tăng tốc độ trong đi bộ thì độ dài bước và tần số bước tăng lên, còn thời gian hai điểm chống tựa được rút ngắn lại.
Lưu ý: Nếu tăng nhịp điệu đi bộ đến 190– 220 bước/ phút thì thời gian hai điểm chống tựa trong đi bộ bình thường sẽ tiến dần tới không và khi đó sẽ xuất hiện giai đoạn bay trên không, lúc đó đi bộ đã chuyển thành chạy bộ.
Tay
- Khi đánh tay lúc đưa ra sau thì cùi tay hơi đưa ra ngoài, lúc đưa về trước thì hơi ép vào sát hông.
Hai tay đánh luôn phiên chéo nhau một cách nhịp nhàng để giữ thăng bằng và điều chỉnh tần số và tăng tốc độ cho bước đi.
Thân người
- Khi chống tựa một chân, hông nghiêng về phía chân lăng.
- Khi chống tựa trên 2 chân thì hông được nâng cao lên.
- Khi đạp sau, hông quay về phía chân trụ.
- Chuyển động của thân từng bước lần lượt qua các trạng thái hơi thẳng ra rồi gập lại rồi nghiêng và vặn sang hai bên.
- Trọng tâm cơ thể trong đi bộ diễn ra theo hai đường cong phức tạp: Nâng lên, hạ xuống và sang hai bên.
- Trong đi bộ trọng tâm cơ thể cao nhất là thời điểm thẳng đứng , thấp nhất là lúc hai điểm chống tựa.
3. Mối quan hệ tần số và độ dài bước
Đi bộ dúng cách |
Tốc độ trong đi bộ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là độ dài và tần số bước chân.
Độ dài bước chân phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu của cơ thể và sức mạnh của chân. Tần số bước phụ thuộc vào tốc độ đưa chân, lực đạp sau và sự phối hợp của động tác vung tay.
Cùng với việc tăng tốc độ thì độ dài bước và tần số bước được tăng lên. Sự tương quan này cần phải điều chỉnh hợp lý.
Chú ý: Khi tăng tần số lên quá mức sẽ làm giảm độ dài bước và giảm tốc độ. Nếu tăng độ dài bước quá lớn thì sẽ làm mất năng lượng lớn và chuyển sang chạy.
Trong khi đi bộ đúng cách thì người học cần phải đi thoải mái,phải biết phối hợp và điều chỉnh giữa tần số và độ dài bước.
Mọi chi tiết, nguyên tắc trong đi bộ bây giờ đã được tích hợp trong Máy tập chạy bộ, với bản hướng dẫn tập luyện rõ ràng giúp cho việc tập luyện trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Bạn có thể vừa đi bộ, vừa chạy bộ, vừa nghe nhạc và hưởng thụ thành quả tập luyện ngay trong ngôi nhà bạn.
Bài viết được tư vấn bởi Đại Việt Sport – Cửa hàng chuyên phân phối máy tập thể dục, dụng cụ thể thao chính hãng, chất lượng, giá tốt nhất. HOTLINE tư vấn hỗ trợ: 0462.917.247.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Trụ sở tại Hà Nội : Số 260 - Hoàng Văn Thái - Phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân | Hotline : 0462.917.247 - 0972.854.384
Chi nhánh TP.HCM : Số 405/28 - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Phường 24 - Quận Bình Thạnh | Hotline : 0838.997.977 - 0168.672.4343
Chi nhánh Hải Phòng : Số 385 Đà Nẵng - Phường Đông Hải I - Quận Hải An | Hotline : 0313.609.111
Xem Thêm:
Đi bộ có tốt cho sức khỏe không