Biến chứng mạch máu do tăng huyết áp

Ngày đăng 11/08/2014 10:33

Biến chứng mạch máu do tăng huyết áp 



Người gặp phải tai biến có tỉ lệ tử vong rất cao, chỉ có 10 % người gặp phải tai biến có thể phục hồi hoàn toàn, đến 25 % cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người thân sau tai biến.


Theo một điều tra tại Mỹ năm 1999 - 2004, ước tính có khoảng 58,4 triệu người bị THA, người trên 60 tuổi bị THA chiếm đến 65,4% dân số. Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Giáo sư Phạm Gia Khải năm 2002 ở miền Bắc, tần suất THA ở người trưởng thành là 16,3%. Đến năm 2009 điều tra của Viện Tim mạch Quốc Gia tại 8 tỉnh thành phía Bắc cho thấy, tỷ lệ bệnh THA chiếm 25,1% ở người trên 25 tuổi. Điều đáng lưu ý là có một số lượng rất lớn người bị THA chưa được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. 




Bệnh THA về lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng thường gặp nhất của THA là biến chứng mạch máu. Điều trị đúng và kiểm soát tốt HA giúp giảm nguy cơ bị biến chứng mạch máu và suy thận.








=>> xem thêm: thiết bị phục hồi chức năng


I). PHÒNG TRÁNH BIẾN CHỨNG:

Để phòng tránh biến chứng mạch máu chúng ta cần kiểm soát tốt HA, điều trị toàn diện: điều trị THA và các bệnh lý đi kèm như: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hội chứng chuyển hóa… Nếu điều trị tốt THA có thể giảm 20 - 25% nguy cơ nhồi máu cơ tim, 35 - 40% nguy cơ đột quỵ, 50% nguy cơ suy tim, 30 - 40% nguy cơ tử vong do tim mạch và giảm nguy cơ bị đái tháo đường.

Xác định mục tiêu huyết áp cần đạt:

Nhóm bệnh

H.A tâm thu (mmHg)

H.A tâm trương (mmHg)


Đái tháo đường, suy thận

< 130

< 80


Tai biến mạch máu não

< 130

< 80


Suy tim

< 120

<80


Người >80 tuổi

<145 - 150

<90


Không có bệnh khác đi kèm

< 140

< 90


1. Biện pháp không dùng thuốc: (khi huyết áp tăng trên 120/80 mmHg nhưng dưới 160/90 mmHg)

- Cai thuốc lá.

- Cai rượu đối với người nghiện nặng (có thể uống <30ml rượu mạnh, < 720ml bia/ngày).

- Giảm ăn mặn: ăn ít hơn 4g muối mỗi ngày (ít hơn 1 muỗng cà phê muối, hoặc ít hơn 2 muỗng canh nước mắm hoặc nước tương).

- Chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ít béo.

- Tập thể dục: ít nhất 30 - 45 phút/ ngày và tập đều đặn 7 ngày/ tuần.

- Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì.


2. Dùng thuốc hạ huyết áp:

Nếu thực hiện biện pháp không dùng thuốc mà vẫn chưa đạt được huyết áp mục tiêu mong muốn thì cần phối hợp thêm thuốc hạ huyết áp. Ngày nay thuốc hạ huyết áp có rất nhiều nhóm và rất nhiều loại thuốc mới giúp ích rất nhiều cho cuộc chiến chống lại căn bệnh THA. Mỗi loại thuốc có ưu thế cho từng nhóm đối tượng THA. Vì thế, cần có ý kiến và chỉ định của thầy thuốc, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc sao chép đơn thuốc của người khác để tự điều trị.



3. Điều trị đái tháo đường:

Người bị THA có kèm bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp thì nguy cơ bị bệnh tim mạch rất cao. Kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 giúp giảm 24% nguy cơ biến chứng tim mạch. Mục tiêu HbA1C cần đạt ở người có nguy cơ tim mạch cao (người đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não) là dưới 7%.



4. Rối loạn lipide máu:

Người bị THA có kèm rối loạn chuyển hóa lipide, nếu không được điều trị tốt cả 2 bệnh này thì nguy cơ biến chứng tim mạch tăng rất cao. Ngược lại, nếu điều trị bệnh tốt thì cứ giảm được 10% trị số huyết áp và 10% Cholesterole toàn phần, sẽ giúp giảm tới 45% nguy cơ bị tử vong do biến chứng tim mạch.



Nhóm bệnh

Chỉ số Cholesterol thành phần


Lý tưởng

Cần phải đạt


Đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, nhiều yếu tố nguy cơ

LDL-C < 70 mg%

HDL-C >40

< 100 mg%


Chưa có biến chứng

LDL-C < 100, HDL-C >40

< 130


Đối với triglyceride cần đạt

<200

II) . BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU CỦA TĂNG HUYẾT ÁP:

Như đã nói ở trên, người bị THA rất dễ có nguy cơ bị bệnh tim mạch. Tăng huyết áp gây xơ vữa mạch máu lớn lẫn mạch máu nhỏ trên các cơ quan trong cơ thể, gây nên các bệnh lý:

  • Suy tim
  • Các bệnh về vành, mạch
  • Tai biến mạch máu não
  • Suy thận
  • Bệnh mạch máu ngoại biên
  • Các bệnh về võng mạc

1. Tim:

Tử vong do biến chứng tim là trường hợp tử vong thường gặp nhất ở người bệnh THA. THA gây phì đại tâm thất trái làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, đột tử… Kiểm soát tốt huyết áp có thể giúp phục hồi cấu trúc của cơ tâm thất trái và giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.Tăng huyết áp làm tăng sự tiến triển xơ vữa ở động mạch vành dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim, từ đó dẫn đến suy tim trái không hồi phục và có thể tử vong.

2. Não:






Người bị tăng huyết áp có nguy cơ cao dễ bị xuất huyết não và nhồi máu não. Tại Việt Nam, theo Viện Tim mạch Quốc Gia, tử vong do tai biến mạch máu não chiếm ¼ các trường hợp tử vong.

Tỷ lệ bị tai biến mạch máu não tăng lên theo trị số huyết áp, có nghĩa là huyết áp càng cao càng dễ bị tai biến mạch máu não, nhất là THA tâm thu ở người trên 65 tuổi. Người bị THA khi ở tuổi trung niên, sẽ dễ bị mất trí nhớ lúc về già.

Khi huyết áp tăng quá mức lâm sàng (HA tâm thu lớn hơn 180 – 200 mmHg, tùy theo từng trường hợp) sẽ xảy ra hội chứng bệnh não do THA ác tính: người bệnh nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, yếu tay chân, tình trạng tri giác thay đổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, người bệnh sẽ lơ mơ, hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong trong vài giờ.



3. Thận:

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận và suy thận giai đoạn cuối. Nguy cơ suy thận tăng theo mức độ THA. Cần lưu ý, THA dù được điều trị nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu vẫn có nguy cơ bị suy thận. Suy thận do THA thường liên quan đến huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm trương.


4. Bệnh mạch máu ngoại biên:


Biến chứng mạch máu ngoại biên góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh tim mạch của người bệnh.

Tăng huyết áp về lâu dài làm xơ vữa, gây hẹp và tắc nghẽn các động mạch ngoại biên như: hẹp động mạch chi dưới, hẹp động mạch cảnh... Hẹp động mạch ngoại biên nhiều khi không có triệu chứng nên dễ bị bỏ sót.

Triệu chứng hay gặp của hẹp động mạch chi dưới là đau cách hồi: người bệnh khi đi xa khoảng 50-100 mét có cảm giác đau cả 2 bắp chân, phải ngồi nghỉ. Phương pháp chẩn đoán đơn giản hẹp động mạch chi dưới là đo huyết áp cổ chân và cánh tay (chỉ số ABI). Nếu chỉ số này dưới 0,9 thì nghi ngờ có hẹp động mạch chi dưới, người bệnh cần được xét nghiệm chuyên sâu hơn để có chẩn đoán chính xác.

Bệnh động mạch ngoại biên khác thường hay gặp là hẹp động mạch cảnh. Nếu người bị THA lâu năm thường xuyên than chóng mặt, mặc dù huyết áp đang được kiểm soát tốt, thì cần được kiểm tra siêu âm doppler động mạch cảnh. Nếu kết quả cho thấy hẹp động mạch cảnh > 70%, người bệnh sẽ được thầy thuốc chỉ định điều trị phòng ngừa tai biến do vỡ mảng xơ vữa. Thống kê cho thấy, trong 100 người bị THA có triệu chứng chóng mặt và có hẹp động mạch cảnh trên 70% thì trong vòng 30 ngày từ khi phát hiện triệu chứng có 8 người bị nhồi máu não và cứ sau mỗi năm (kể từ khi phát bệnh) thì có thêm 13 người bị nhồi máu não. Lưu ý, mặc dù không có triệu chứng chóng mặt nhưng kết quả siêu âm cho thấy hẹp động mạch cảnh trên 80% thì trong 100 người bệnh vẫn có 5 người có nguy cơ bị nhồi máu não mỗi năm.


5. Mắt:

Tăng huyết áp gây xuất tiết võng mạc, phù gai thị, xuất huyết võng mạc gây nhìn mờ. Nặng hơn là tắc mạch máu nuôi võng mạch gây mù.



Thể thao Đại Việt. Chuyên cung cấp, sẵn sàng tư vấn mua, sử dụng, lắp đặt các thiết bị phục hồi chức năng, đồ thể thao,...
24 / 7 Tại công ty, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp cho bạn kiến thức tốt nhất, cách sử dụng tốt nhất các sản phẩm, bảo quản, cho bạn một cuộc tốt đẹp hơn.