Những chấn thương thường gặp khi tập thể hình

Ngày đăng 25/07/2014 10:23

Những chấn thương thường gặp khi tập thể hình. Hay gặp nhất, nguy hiểm nhất. Biết được các loại chấn thương, mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa khi tập thể hình.

Việc xảy ra những chấn thương khi luyện tập thể hình là không thể tránh khỏi. Muốn tập được hiệu quả, phải tránh xa ngăn ngừa và khắc phục được những chấn thương này.

Những chấn thương thường gặp nhất khi tập thể hình. 

 Có thể chi ra 2 loại chấn thương chính : chân thương với xương khớp, chấn thương với cơ

  • Chấn thương với xương khớp. 

+  Chấn thương cột sống lưng.


Một vài trường hợp, hết đau, tự lành sau một khoảng thời gian ngắn. Cũng có những khi cơn đau ập đến rất dữ dội.



 Cột sống lưng là bộ phận chủ đạo giúp cơ thể đứng vững và có thể di chuyển chính vì vậy khi xảy ra trấn thương cột sống người bệnh rất khó ngồi vững chứ đừng nói đến đi lại.

Bệnh nhận cần theo dõi, nằm cố đinh tránh những chuyển biến xấu.

Chấn thương này thường xảy ra với các bài tập nâng tạ đòn, các bài tập gập bụng quá sức, sai tư thế.

+   Chấn thương khớp cổ tay. 

Đây cũng là chấn thương rất hay xảy ra, ở thể nhẹ và bệnh mới tiến triển, việc điều trị khá đơn giản. Nhưng một khi nó đã trở thành mãn tính, việc chữa trị thực sự rất cực khổ.

+   Trặc khớp

Do một động tác không ăn khớp, xương ra khỏi ổ khớp, nhưng rồi trở lại đúng vị trí. Sự việc gây ra chấn thương dây chằng. Theo tầm quan trọng của chấn thương, ta có thể xếp thành 3 nhóm:
 Trặc cấp một, trặc cấp hai và trặc cấp ba. Từ nhẹ đến nặng.

+   Rã khớp

Đầu xương bung ra khỏi ổ khớp gây giãn hoặc rách các dây chằng và chấn thương cho khoang khớp. Triệu chứng: Đau nhiều, sưng vù tại chỗ, bầm tím, mất toàn bộ vận động chức năng.

Sơ cứu: Chườm nước đá hay “gạc” ướp lạnh. Băng nhẹ để hỗ trợ khớp. Đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Nên tránh: Cố gắng nắn lại khớp.
  • Chấn thương với cơ
Viêm cơ. 

Đây là hậu quả của một quá trình kéo dài tích tụ tổn thương, cơ thường xuyên phải chịu đựng và làm việc quá sức dẫn đến viêm, hoại tử, chết các tế bào cơ. Hầu hết các trường hợp viêm cơ đều có liên quan đến nhiễm trùng.

Triệu chứng viêm cơ thường kéo theo sốt, đau  sưng nóng đỏ vùng cơ bị viêm nếu không điều trị. Cơ yếu dần có thể dẫn đến lan.


Luyện tập điều độ, dành thời gian cho cơ nghỉ ngơi, kế hoạch luyện tập đúng tránh tác động tập trung nhiều lên một vùng, nhóm cơ duy nhất. 

+  Căng cơ, rách cơ và đứt cơ hoàn toàn 

Đây là những biểu hiện mang tính cấp tính của cơ xảy ra khi tập thể hình, luyện tập quá căng thẳng, quá sức là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Trong đó, trường hợp nguy hiểm nhất là đứt cơ.

Căng cơ: Một vài sợi cơ bị đứt. Đau nhiều và phải ngưng hoạt động. Vết máu bầm sau một thời gian.

Trị liệu: Chườm đá trong vòng hai ngày. Không xoa bóp; nghỉ ngơi. Sau 15 ngày, có thể xoa bóp cộng với tái tập luyện.

Rách cơ: Số cơ bị rách chiếm 25 - 75% bó sợi. Xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng "bựt" hay "rắc" tại chỗ bị thương, khớp có thể bị mất độ vững, cảm giác đau dữ dội và có thể gây ngất xỉu. Hoạt động chức năng của cơ bị tê liệt hoàn toàn.

Trị liệu: Chườm đá, tránh xoa bóp. Cần có y sĩ vì nếu việc rách cơ không được chăm sóc thích hợp, sẽ có khả năng canxi hóa u máu. Sau khi tái luyện 8 tới 10 tuần tiếp theo tai nạn, có thể trở lại luyện tập một cách tiệm tiến.

Đứt cơ hoàn toàn: Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, cơ bị đứt hoàn toàn hay bị tách ra khỏi xương, một lỗ trũng xuất hiện do cơ rút lại làm máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo. Mất khả năng hoàn toàn. Nạn nhân không thể sử dụng chi bị tổn thương.

Trị liệu: Hoàn toàn bất động, cần phải phẫu thuật để may lại cơ hoặc gắn lại nó vào xương.

+  Chuột rút


Chuột rút là hiện tượng khá bình thường trong luyện tập thể hình. xếp nó vào hàng chấn thương thì hơi nặng, tuy nhiên nếu trình trạng trượt rút nặng, tái diễn nhiều lần thì cần xem xét có các biện pháp hỗ trợ

=>> Xem thêm:

tập thể hình đúng cách

xe đạp tập thể dục giá rẻ 

Máy tập bụng

 ghế tập tạ

ghe tap ta da nang

ghế tạ đa năng