Kỹ thuật cầm vợt bóng bàn đúng cách.

Ngày đăng 28/06/2014 04:31

Cầm vợt bóng bàn đúng cách.  Kỹ thuật đơn giản hiệu quả, không hề khó học nhưng không phải  ai cũng biết chuẩn xác .

Cầm vợt không đúng sẽ ảnh hưởng đến sự linh hoạt của các khớp xương, không vận dụng được tổng lực cũng, không thể nhắm bóng, đánh bóng chuẩn xác được.



Cầm vợt đúng sẽ giúp người chơi phát huy được sở trường, giảm nội lực cũng như điểm yếu, đánh nhanh, mạnh, giứ sức được trong quá trình thi đấu. 

Trước khi vào đánh bóng cũng như học các kỹ thuật khó khăn khác, cầm vợt luôn là kỹ thuật đầu tiên bạn phải học.

Trải qua thời gian, môn thể thao này cũng được biến tướng, phát triển nên rất nhiều. Cách cầm vợt cũng được phát triển nên rất nhiều cách.

Tựu trung lại có hai cách cầm cơ bản như sau:

Cầm vợt dọc - Cầm vợt bóng bàn đúng cách

Với cách thức cầm vợt này. Bạn sẽ thấy 


Đây là tổng kết kinh nghiệm của em khi luyện tập quả trái, em thấy cách cầm ảnh hưởng rất lớn đến quả đánh trái của mình, nên xin mạo muội viết ra cho các bác xem.

Em đã thử nghiệm được 4 cách cầm, dưới đây là giải thích từng cách cũng như ảnh hưởng đến quả phải/trái

1. Kiểu "Ma Lin"

Ngón trỏ ôm nửa eo cốt, 3 ngón sau duỗi tự nhiên, chỉ kê 1 ngón giữa hoặc ngón giữa và ngón đeo nhẫn vào mặt trái

Đây là kiểu ưa thích của em. Giật phải có trợ lực nên có lực hơn hẳn kiểu 1 và đồng thời cũng rất xoáy. Giật trái cũng khá ổn định nhưng móc xoáy không nhẹ nhàng như kiểu

2. Kiểu "Xu Xin"

Đầu ngón trỏ bấu vào góc eo cốt, 3 ngón sau duỗi thẳng đặt cả vào mặt trái



Kiểu cầm này giật phải có uy lực nhất, nhưng quả trái khá khó đánh và bóng sẽ hay bị chạm vào ngón tay khi đánh trái

3. Kiểu "Wang Hao"

Ngón trỏ cũng ôm trọn eo cốt như kiểu 1, 3 ngón sau quặp lại và bấu 3 đầu ngón tay vào mặt trái

Kiểu này có thể đôi công trái và kê chặn đẩy bằng quả trái tốt, giật moi khó hơn kiểu Ma Lin một chút bù lại lực mạnh hơn. Quả phải cũng mạnh hơn do có trợ lực từ 3 ngón tay.

4. Kiểu "Cổ chai"

Ngón trỏ ôm trọn eo cốt, các ngón sau gập lại và tì rất ít vào mặt trái

Kiểu này đặc biệt hiệu quả khi đánh móc xoáy trong bàn, với kiểu cầm này em giật trái ngay từ quả giao bóng của đối phương với tỉ lệ thành công >90%, do kiểu cầm này đầu vợt chúc xuống nên sẽ giật thẳng vào hông bóng, nặng mấy cũng lên hết. Tuy nhiên do ngón tay trợ lực không tốt nên quả phải sẽ mất lực và chỉ hợp cho moi xoáy.

Cầm vợt ngang

Đây là thế cầm vợt khá cơ bản, những người mới chơi thường hay cầm theo thế cầm này.

Những lưu ý khi cầm vợt bóng bàn
  • Có thể thay đổi các kiểu cầm vợt khi đang chơi? 
 Nếu bạn đủ kinh nghiêm, tốc độ thay đổi các kiểu cầm vợt trong khi đang chơi một cách nhanh chóng thì bạn hoàn toàn có thể. Khi có những thay đổi chiến lược trong khi thi đầu thì đây là điều cần thiết.

Mới tập chơi thì nên cầm vợt một cách ổn định, không nên thay đổi các kiểu cầm vợt khác nhau trong quá trình chơi.
  • Không cầm vợt quá chặt hay quá lỏng dễ ảnh hưởng đến tốc độ cũng như sự linh hoạt. 
  • Mỗi loại cốt vợt phù hợp với kiều cẩm vợt khác nhau, cần chú ý điều này để có thế cầm vợt phù hợp nhất với cây vợt mình đang có.  
  •  
=>> xem thêm : bàn bóng bàn 

=>> xem thêm: vợt bóng bàn